BASEDOW ( Cường giáp)
Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn là một bệnh tự miễn thường ảnh hưởng đến tuyến giáp, làm phì đại tuyến giáp lên gấp 2 lần hoặc nhiều hơn (bướu cổ), gây cường giáp (tăng năng tuyến giáp; tuyến giáp hoạt động quá mức), với các triệu chứng như ăn khỏe, tinh thần bất ổn, nhịp tim nhanh thường xuyên, hơn 90 lần/phút, tiếng tim đập mạnh; huyết áp tăng; xuất hiện bướu cổ lan tỏa; run đầu chi; gầy sút cân mặc dù ăn bình thường hoặc ăn nhiều; mắt lồi; tính tình thất thường, hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm; rối loạn điều hòa thân nhiệt với biểu hiện da nóng ẩm, có tăng nhẹ nhiệt độ; rối loạn tiêu hóa; rối loạn sinh dục biểu hiện bằng suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt… Có khoảng 2% nữ giới bị mắc bệnh Basedow, đôi khi xuất hiện sau khi sinh con, với tỷ lệ mắc bệnh nữ:nam là 7:1 đến 8:1.
Yếu tố di truyền là yếu tố nguy cơ chính của khả năng mắc bệnh Basedow, với 79% nguyên nhân mắc bệnh là do di truyền.
1.3. Các triệu chứng
Các triệu chứng điển hình của bệnh Basedow bao gồm:
- Cảm giác khó chịu
- Yếu cơ
- Khó ngủ
- Đánh trống ngực.
- Khả năng chịu nhiệt kém.
- Tiêu chảy và giảm cân.
- Một số người có thể có sự dày lên của da trên cẳng chân và các vấn đề về mắt như phồng lên được gọi là bệnh Basedow nhãn khoa.
1.4. Nguyên nhân gây bệnh
Đến nay người ta vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh Basedow nhưng nhìn chung chúng có liên quan tới một số vấn đề như:
- Di truyền học.
- Tình trạng bệnh cũng có thể được kích hoạt khi căng thẳng, nhiễm trùng hoặc sinh con.
- Ngoài ra, các bệnh nhân đã từng bị tiểu đường tuýp 1 hoặc viêm khớp dạng thấp sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể làm tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn.
1.4. Phương pháp điều trị bệnh Basedow bằng đông y xuất hiện từ Trung Quốc
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, cũng đã có những ghi chép về ‘bướu cổ’ (sưng ở cổ) vào đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Theo đông y bệnh này được gọi là Anh lựu, Nhục anh, Anh bệnh.
Một số bài thuốc đông y thảo dược bắt nguồn từ Trung Quốc đã cho thấy hiệu quả không kém dù chúng có cơ chế tác động khác với các thuốc chống cường giáp như methimazole. Do đó, các bài thuốc đông y này có thể sẽ là một sự lựa chọn khác của các bệnh nhân bị bệnh Basedow mà nhất là với những người bị kháng với thuốc methimazole.
- Các bài thuốc điều trị bệnh Basedow bằng đông y kết hợp Châm cứu
2.1. Bài thuốc số 1
- Áp dụng trong trường hợp bệnh Basedow ở thể nhẹ.
2.2. Bài thuốc số 2
- Áp dụng trong trường hợp bệnh nặng và có cục bướu lớn.
2.3 Bài thuốc số 3
- Dùng trong trường hợp: bướu tuyến giáp, tuyến giáp sưng to mắt lồi, tim đập nhanh…
2.4. Bài thuốc số 4
- Dùng trong trường hợp bệnh nhân Basedow bị bướu cổ mềm, to bằng nắm tay và ấn không đau, miệng đắng , tức ngực…
2.5. Bài 5.
- Chủ trị: bướu cổ sưng to có cảm giác đè ép lưỡi khi nói, thở ngắn, mặt hơi phù, lưỡi hơi đỏ, mạch huyền hoãn.
2.6 Bài 6.
- Chủ trị :bướu cổ, tim đập hồi hộp, yếu mệt tự ra mồ hôi, chóng đói, gầy, tay run, mắt hơi lồi.